TIN TỔNG HỢP

Vài điều về kính áp tròng

KÍNH ÁP TRÒNG

1. KÍNH ÁP TRÒNG LÀ GÌ?


Kính áp tròng là loại kính rất nhỏ có đường kính bằng mắt của chúng ta. So với mắt kính thông thường kính áp tròng không được đeo trước mắt mà đeo trong mắt, điều đó có nghĩa là kính áp tròng "bơi” trong tuyến lệ của mắt bạn. Kính áp tròng giúp chữa trị các tật khúc xạ của mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị.

Kính áp tròng không nên đeo 24/24 mà cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi. Trong thời gian nghỉ ngơi kính áp tròng phải được ngâm trong dung dịch để giúp rửa sạch kính, điều đó giúp kính không bị biến dạng và tăng tuổi thọ của kính. Mỗi loại kính sẽ có cách bảo quản và chăm sóc riêng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Kính áp tròng không chỉ giúp bạn điều chị các tật khúc xạ của mắt mà còn có thể thay đổi màu mắt của bạn với các loại kính áp tròng màu. Với đủ các màu khác nhau bạn có thể tự lựa chọn cho mình một đôi mắt mà bạn vẫn hằng mong muốn.

2. NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA KÍNH ÁP TRÒNG

  • Kính không bị nhoè khi đi trời mưa
  • Không bị hiệu ứng hình to hoặc hình nhỏ như kinh thuốc thông thường (đặc biệt là với người phải đéo kính có độ lớn)
  • Không cản trở khuôn mặt của bạn giúp bạn có lại vẻ đẹp tự nhiên vốn có
  • Không tạo cảm giác nặng trĩu lên sống mũi
  • Góc nhìn của bạn không bị hạn chế như kính thuốc thông thường
  • Kính dễ dang bị tuột ra khỏi mắt (rất thích hợp trong các hoạt động mạnh như chơi thể thao)

3. SILICON-HYDROGEL

  • Silicon-Hydrogel là gì?

To có thể định nghĩa Silicon-Hydrogel một cách đơn giản là một màng kết nối giữa Silikon và nước. Silikon-Hydrogel là một chất liệu mang tính cách mạng trong lĩnh vực kính áp tròng.

Sự nổi trội của chất liệu Silicon-Hydrogel là sự thấm không khí (oxygen permeability) rất tốt. Với tính chất vượt trội đó các loại kính áp tròng được làm từ Silicon-Hydrogel có khả năng thấm ôxy rất tốt, giảm tối thiểu khả năng mất nước của mắt.

  • Sự khác biệt giữa kính áp tròng làm từ Silicon-Hydrogel và các loại trước đây:

Đối với các loại kính áp tròng chỉ được làm từ Hydrogel mắt sẽ lấy lượng ôxy tối thiểu từ thành phần nước ở trong kính áp tròng để hô hấp.

Còn đối với các loại kính áp tròng được làm từ Siilcon-Hydrogel có thể lấy được cả oxy từ môi trường. Oxy có thể thấm qua kính áp tròng, mắt lúc này thật sự được „thở" đúng nghĩa. Silikon-Hydrogel mang lại cho mắt lượng ôxy gấp 7 lần so với các loại kính áp tròng trước đây, ngoài ra kính áp tròng làm từ Silicon-Hydrogel còn mang lại cho người đeo một cảm giác thật thoải mái.

  • Các điểm lợi của Silicon-Hydrogel cho sức khoẻ của mắt bạn

Sự cung cấp đầy đủ ôxy là rất cần thiết cho giác mạc của mắt bạn. Mắt của bạn càng được cung cấp nhiều ôxy thì càng giảm thiểu các rủi ro như ngứa, khô, viêm giác mạc... của mắt.

4. HYALURON (HAY HYALURONAT, HYALURONAN)

Là một chất tự nhiên trong cơ thể của con người và trong thành phần của mắt người có đến 98% là nước và 2% là Hyaluron. Hyaloron có khả năng hấp thụ một số lương lớn nước có tác dụng giữ ẩm cho mắt giúp mắt luôn khoẻ mạnh. Cũng chính vì khả năng giữ ẩm rất tốt của mình nên Hyaluron được sử dụng trong việc sản xuất kính áp tròng.

5. ĐƯỜNG KÍNH - DIA, DM, ØT

Đường kính của kính áp tròng được kí hiệu là DIA, DM hoặc øT. Khoảng giá trị của đường kính từ 13.00mm đến 15.00mm. Kính áp tròng mềm thường có đường kính từ 13.80mm đến 14,50mm, kính giãn tròng thì có đường kính từ 14,50 – 15,00mm.

6. ĐỘ THẤM ÔXY - DK, DK/T, DK/L - OXYGEN PERMEABILITY

Độ thấm ôxy của kính áp tròng được kí hiệu bằng Dk. Nếu giá trị này càng lớn có nghĩa là kính áp tròng đó có độ thấm ôxy càng tốt. Kí hiệu Dk/L là tỉ lệ giữa độ thấm ôxy và độ dày của tâm kính áp tròng. Giá trị Dk/L lớn (trên 90) có nghĩa là loại kính có khả năng cung cấp oxy rất tốt cho giác mạc, còn giá trị dưới 30 thì có nghĩa là khả năng cung cấp oxy cho mắt rất kém.

7. ĐỘ - DIOP, DPT

Diop là đơn vị đo sức nhìn của mắt. Giá trị Diop mang dấu „-„ là dùng cho cận thị, còn mang dấu „+" là dùng cho viễn thị.

8. ĐỘ CONG CỦA KÍNH – BC, BK, RAD

Độ cong của kính áp tròng được kí hiệu bằng BC, BK, rad và được đo bằng mm và dùng để đề cập đến đường cong phía mặt trong của kính áp tròng. Kính áp tròng có độ cong càng lớn thì giá trị BC càng nhỏ và ngược lại giá trị BC càng lớn thì độ cong càng ít. Giá trị BC được sử dụng để chọn kính sao cho có độ cong phù hợp với giác mạc của mắt, qua đó giúp người đeo kính cũng thoải mái và nhìn rõ hơn.

9. ĐỘ GIỮ NƯỚC

Độ giữ nước cho biết % của nước có trong kính áp tròng. Độ giữ nước càng cao (ví dụ 73%) thì kính áp tròng có đô thấm oxy càng tốt và có thể đeo được lâu trong mắt. Tuy nhiên trong một số điều kiện nhất định, loại kính áp tròng có độ giữ nước có thể bị khô rất nhanh dẫn đến việc thấm ôxy bị kém đi sẽ làm cho mắt bạn bị khô và rát. Các loại kính áp tròng được làm từ Silicon-Hydrogel có độ giữ nước thấp nhưng vẫn có độ thấm oxy rất cao. Vì vậy loại kính áp tròng từ Silicon-Hydrogel thích hợp với mắt khô tốt hơn là kính áp tròng có độ giữ nước cao.